Bệnh giun tim ở chó nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị ra sao?

Bệnh giun tim ở chó là bệnh do Dirofilaria immitis ký sinh ở bên trong tim, mạch máu, động mạch phổi,...

Bệnh giun tim ở chó là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ra bởi giun Dirofilaria immitis – một loại giun tròn ký sinh sống trong tim và các mạch máu lớn của chó. Đây là một trong những căn bệnh hay gặp ở chó và có khả năng lây sang con người. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giun tim có thể dẫn đến tử vong ở chó. Hãy cùng BMPet tìm hiểu kỹ hơn về bệnh giun tim ở chó.

Bệnh giun tim ở chó
Bệnh giun tim ở chó

Bệnh giun tim ở chó là gì?

Bệnh giun tim ở chó là do bị nhiễm vi khuẩn Dirofilaria immitis, một loại giun tròn xuất hiện trên nhiều loài động vật, không chỉ riêng ở chó. 

Mức độ nghiêm trọng của bệnh giun tim sẽ còn phụ thuộc vào số lượng giun trưởng thành, vị trí của giun, thời gian nhiễm giun và phản ứng của cơ thể thú cưng.

Nếu không được điều trị, số lượng giun tim trong cơ thể tăng lên, một trường hợp đã ghi nhận một con chó có hàng trăm con giun trong cơ thể của thú cưng. Bệnh giun tim gây tổn thương lâu dài cho tim, gan, phổi và động mạch. 

Bệnh giun tim ở chó do bị nhiễm vi khuẩn Dirofilaria immitis gây ra
Bệnh giun tim ở chó do bị nhiễm vi khuẩn Dirofilaria immitis gây ra

Nguyên nhân của bệnh giun tim ở chó

Bệnh giun tim ở chó được gây ra bởi ký sinh trùng giun có tên là Dirofilaria immitis. Chúng có hình dạng dài và nhỏ, kích thước con cái dài khoảng 25 – 30 cm, con cái dài khoảng 12 – 18 cm.

Khi chó cưng bị nhiễm trùng, các ấu trùng giun sẽ di chuyển qua hệ tuần hoàn của thú cưng và phát triển thành giun trưởng thành, ký sinh sống trong tim và các mạch máu lớn. Giun trưởng thành có thể dài đến 30cm và có thể sống đến 5 năm, gây ra các vấn đề sức khỏe như: viêm nhiễm tim, nghẽn mạch máu và thiếu máu.

Chó cưng bị lây nhiễm giun Dirofilaria immitis qua vết cắn của muỗi
Chó cưng bị lây nhiễm giun Dirofilaria immitis qua vết cắn của muỗi

Chó cưng có thể bị lây nhiễm giun Dirofilaria immitis qua vết cắn của muỗi. Lúc này, chúng phát triển và trở thành ấu trùng “giai đoạn truyền nhiễm” trong thời gian khoảng từ 10 – 14 ngày. Sau đó, những ấu trùng này di chuyển vào cơ thể chó cưng đến khi  chúng đến tim, phổi và phải mất khoảng 6 tháng để ấu trùng trưởng thành trở thành giun tim trưởng thành. Khi trưởng thành, giun tim có thể sống trong cơ thể chó cưng khoảng từ 5 – 7 năm và ở mèo khoảng 2 – 3 năm

Khi muỗi đốt chó cưng bị nhiễm bệnh, ấu trùng giun chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể của muỗi, trưởng thành và truyền sang chó cưng khác.

Triệu chứng của bệnh giun tim ở chó

Triệu chứng của bệnh giun tim không thể nhận biết cho đến khi giun trưởng thành.  Thậm chí, chó cưng có thể nhiễm bệnh từ 9 – 10 tháng mà vẫn không có triệu chứng nào cả. Khi giun trưởng thành đủ nhiều sẽ gây ra tình trạng viêm thành mạch quản, thậm chí có thể dẫn đến nghẽn mạch. Lượng máu về tim không đủ sẽ dẫn đến hở van tim. 

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh giun tim ở chó có thể kể đến như:

  • Ho kéo dài, dạng mãn tính.
  • Khó thở, thở hổn hển, chảy dớt dãi ở miệng.
  • Dễ mệt mỏi, tích tụ chất lỏng ở bụng hoặc ngực.
  • Chảy máu mũi.
  • Nếu nhiễm nhiều chó cưng suy sụp nhanh, chậm chạp, lười vận động.
  • Phù nề dưới bụng, ngực hoặc vùng bàn ngón.
  • Nước tiểu đục, lẫn máu do độc tố trong giun tim gây viêm thận.
  • Bệnh giun tim ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chó khiến chó giảm cân và yếu ớt.

>>Xem thêm: Mũi chó bị khô hoặc ướt là biểu hiện sức khỏe như thế nào?

Cách điều trị khi chó bị nhiễm trùng giun tim

Để điều trị bệnh giun tim ở chó bạn hãy thực hiện theo giai đoạn sau đây.

Điều trị ấu trùng giun tim

Đối với ấu trùng cảm nhiễm trung gian, do muỗi truyền sang bạn có thể dùng các loại Ivermectin 0.5 mg/kg P tiêm dưới da hoặc dùng Levamisol 10 mg/kg P ngày 1 lần. Uống liên tục 6 – 10 ngày.

Cho chó uống các loại Ivermectin
Cho chó uống các loại Ivermectin

Điều trị giun tim trưởng thành

Đối với giun tim trưởng thành, bạn có thể áp dụng cách điều trị dưới đây.

  • Sử dụng Aspirin 500 mg/viên liều 20 mg/kg P/10 ngày, đây là loại thuốc có tác dụng làm giãn mạch máu nhằm tránh tình trạng tắc mạch. Dùng Levamisol liên tục 10 ngày sau khi dứt liệu trình điều trị sẽ giúp chống tắc mạch.
  • Dùng Levamisol HCl đường uống liều 25 – 30 mg/kg P/ngày và kéo dài khoảng 15 – 20 ngày. Có thể sử dụng Immiticide (Melarsomine), bệnh nhẹ sử dụng liều 2.5 mg/kg P (tiêm bắp), chia 2 lần cách nhau 24 giờ và 4 tháng nhắc lại. Bệnh nặng có thể sử dụng 2.5 mg/kg P (tiêm bắp), 1 tháng sau lặp lại.
  • Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp giải phẫu để gắp giun tim ra khỏi cơ thể chó cưng, tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp và cần bác sĩ thực thú y chuyên nghiệp thực hiện.

Lưu ý trong quá trình điều trị cần cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt để tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe cho chó cưng. Đảm bảo môi trường sống của chó cưng sạch sẽ, thông thoáng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Bạn có thể tham khảo thức ăn dinh dưỡng dành cho chó cưng như: Nutrience Infusion Healthy Adult, Nutrience Infusion Healthy Puppy, Maria Beef And Beef Liver In Jelly, Maria Chicken With Vegetable In Gravy,…

Cách phòng bệnh giun tim ở chó

Để phòng bệnh giun tim ở chó, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây.

  • Tiêm phòng định kỳ: Để ngăn ngừa sự nhiễm giun tim cho chó, bạn có thể tiêm phòng định kỳ theo lịch trình mà bác sĩ thú y hướng dẫn. Lưu ý phải kiểm tra giun tim trước khi sử dụng tiêm phòng ngừa giun tim. Các loại thuốc tiêm phòng chống giun tim ở chó chó như: Ivermectin, Milbemycin, và Moxidectin.
  • Giữ cho chó sạch sẽ: Việc giữ cho môi trường sống của chó sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh giun tim. Bạn cần vệ sinh chuồng để đảm bảo sạch sẽ nhất có thể.
  • Điều trị ngay khi phát hiện bệnh: Khi chó cưng bị nhiễm giun tim, bạn nên đưa chó đi khám và điều trị ngay lập tức để tránh bệnh lây lan và trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa chó cừn đến kiểm tra sức khỏe định kỳ tại phòng khám thú y để đảm bảo sức khỏe cũng như phát hiện bệnh sớm nếu có.
Tiêm phòng định kỳ cho chó
Tiêm phòng định kỳ cho chó

Trên đây là thông tin chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị giun tim ở chó mà bạn có thể tham khảo từ đó đưa ra cách xử lý kịp thời. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc thì hãy liên hệ BMPet để được tư vấn nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 283/50 CMT8, P.12, Q.10, TP HCM.
  • Email: info@petpro.vn.
  • Điện thoại: 0901.636.696.
  • Website: https://bmpet.vn/

One thought on “Bệnh giun tim ở chó nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị ra sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *