Cần làm gì khi chó bị đau chân và đi khập khiễng?

Cần làm gì khi chó bị đau chân và đi khập khiễng?

Khi quan sát thấy các bé chó bị đau chân, bạn chắc chắn sẽ rất lo lắng vì không biết chúng gặp phải tình trạng gì. Có rất nhiều các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng đau chân của các bé chó. Tùy thuộc vào các nguyên nhân mà các cách xử lý cũng khác nhau. 

Vậy để cùng tìm hiểu một số nguyên nhân, biểu hiện khiến các bé chó bị đau chân. Đồng thời, tìm ra cách xử lý tốt nhất có thể tự điều trị cho bé chó nhà mình. Bạn hãy cùng theo dõi bài dưới dưới đây để tìm kiếm các câu trả lời ngay nhé! 

Các biểu hiện các bé chó bị đau chân 

Bé chó bị đau chân bỏ ăn cũng là cũng là một trong nguyên nhân nhận biết chúng bị đau chân 
Bé chó bị đau chân bỏ ăn cũng là cũng là một trong nguyên nhân nhận biết chúng bị đau chân

Khi các bé chó bị đau chân chủ nhân có thể rất dễ dàng có thể phát hiện ra. Trong hầu hết các trường hợp chỉ cần quan sát bé chó qua cách đi đã có thể phát hiện sự bất thường. Phần chân lúc nào đi cũng co lên, đi tập tễnh, muốn nằm và có thể rên rỉ. 

Biểu hiện khác có thể quan sát thấy được phần chân bé chó bị sưng chân. Hoặc nặng hơn thì có thể thấy chảy máu, chân bị gãy, bàn chân bị lệch sang một bên mà không điều khiển được. 

Một số các triệu chứng khác về phản ứng như: Bé chó ít vận động mà ngày càng trở nên cáu kỉnh, nhất là khi vuốt ve hay đụng đến chân; Bắt đầu liếm, nhai hoặc cắn các vùng cơ thể; Cơn đau có thể khiến bé chó bỏ ăn kèm theo triệu chứng sốt cao,…

Một số nguyên nhân và cách kiểm tra khiến bé chó bị đau chân 

Gợi ý các cách kiểm tra để tìm ra các nguyên nhân khiến bé chó bị đau chân dưới đây ngay nhé. 

Cách kiểm tra để tìm ra nguyên nhân khiến bé chó bị đau chân 

Kiểm tra kỹ lưỡng để biết bé chó bị ngã đau chân hay không 
Kiểm tra kỹ lưỡng để biết bé chó bị ngã đau chân hay không

Khi quan sát thấy được các biểu hiện bất thường mà có thể xác định bé chó bị đau chân thì cần tiến hành kiểm tra để xác định ra được nguyên nhân. Lúc này bé chó đang rất đau và có thể phản ứng lại, cách có thể kiểm tra chân bé chó để tìm ra nguyên nhân mà bạn có thể áp dụng là:

  • Đầu tiên, hãy giữ bé cún nằm im bằng cách vỗ về nhẹ nhàng và hạn chế tối đa việc di chuyển bé cún. 
  • Có thể cho bé cún ăn một số thức ăn vừa để làm mất tập trung, vừa nạp lại năng lượng cho bé. 
  • Tiến hành kiểm tra toàn bộ mặt phần chân xem có bị các vật thể lạ như đá, thủy tinh đâm vào chân hay không? 
  • Tiếp tục so sánh với các chân còn lại để xem chân có bị phù nề, chảy máu hay bị gãy hay không?
  • Bạn có thể nắn xương xem xương có thẳng giống như các chân khác hay không? Nên nắm thành các đoạn nhỏ, kiểm tra kỹ các khớp.
  • Nếu không kiểm tra ra bằng cách nắn, bóp và quan sát thông thường thì có thể mang đến các cơ sở thú y để tiến hành các kiểm tra chuyên sâu như: Bác sĩ có chuyên môn khám lâm sàng, chụp X quang, kiểm tra các điều kiện và tiền sử bệnh lý,…

Các nguyên nhân chính 

Tiếp tục kiểm tra để xác định được các nguyên nhân khiến bé chó bị đau chân. Một số nguyên nhân có thể xác định ban đầu có thể kể đến như: 

  • Bé chó bị tổn thương phía bên ngoài da: Có thể do các vật nhọn, đá, thủy tinh, xước trong quá trình đi lại hoặc cắn nhau với các con vật khác. 
  • Bé chó bị trật khớp, gãy xương: Rất hay gặp với những bé có xương mảnh như Poodle, Chihuahua,… khi chúng chạy nhảy, hoạt động mạnh hoặc gặp tai nạn. 
  • Bé chó bị đau chân do căng cơ. 
  • Bé chó bị bong gân, trật khớp. 
  • Ở một số độ tuổi hoặc có chế độ ăn uống không hợp lý bé chó gặp các bệnh lý như: Bệnh thấp khớp, còi xương, nhược cơ, viêm cơ, đau chân do ký sinh trùng xâm nhập,… 

Một số cách xử lý khi tìm ra các nguyên nhân gây đau chân của bé chó

Tùy vào các nguyên nhân mà xử lý chó bị đau chân phù hợp nhất 
Tùy vào các nguyên nhân mà xử lý chó bị đau chân phù hợp nhất

Sau khi xác định được các nguyên nhân khiến các bé chó bị đau chân, tùy vào các mức độ của các vết thương mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị. Nếu các vết thương nhẹ như chân bị trầy xước, bầm hay bong gân,.. thì bạn có thể hoàn toàn tự điều trị tại nhà. Cụ thể:

  • Vết thương bị bầm tím, bong gân: Có thể cần chườm nước đá hoặc chườm chai nước nóng vào chỗ bầm.
  • Vết thương hở do cắn nhau: Vệ sinh vết thương hằng ngày bằng thuốc đỏ (betadine) hàng ngày. 
  • Viêm cơ nhẹ: Bổ sung viên uống vitamin 3B.

Nếu xác định bé chó bị đau chân nặng như viêm khớp, teo cơ hay gãy xương thì nên đưa đến gặp bác sĩ thú y. Riêng trường hợp xác định bé chó bị gãy xương cần sơ cứu trước khi đưa đến gặp bác sĩ thú y. Bạn cần tiến hành nẹp cố định chân trước khi đưa đến gặp bác sĩ thú y.

Hỗ trợ bé chó bị đau chân nhanh hồi phục

Bổ sung các vitamin vào trong bữa ăn là cách bé chó bị đau chân nhanh được hồi phục
Bổ sung các vitamin vào trong bữa ăn là cách bé chó bị đau chân nhanh được hồi phục

Bổ sung các vitamin vào trong bữa ăn là cách bé chó bị đau chân nhanh được hồi phục

Thông thường, các bé chó nếu bị tổn thương ở chân thì sẽ lành có 3 – 4 tuần mới giảm sưng. Và đến khoản từ 12 – 16 xương mới có thể phục hồi và đi lại bình thường. Với các bệnh lý khác có thể kéo dài hơn, do đó để nhanh hồi phục bạn nên hạn chế cho các bé chó đi lại. 

Ngoài ra, trong chế độ ăn có thể tăng cường các chất như vitamin A, vitamin D, Canxi,… Thường xuyên kiểm tra các tình trạng chân và các vùng xung quanh để nắm được tình hình phục hồi.

Trên đây là những thông tin mà BMPET cung cấp cho bạn để bạn biết cần làm gì khi chó bị đau chân và đi khập khiễng?Hy vọng với những kinh nghiệm và kiến thức mà BMPET mang đến cho bạn sẽ có thể chăm sóc những bé thú cưng của mình được tốt nhất. 

Nếu có những thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu về các loại đồ ăn cao cấp cho thú cưng nhà mình. Liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất! 

Thông tin liên hệ: 

  • Hotline: 0901.636.696
  • Website: https://bmpet.vn/
  • Email: info@petpro.vn
  • Địa chỉ: 283/50 CMT8, P.12, Q.10, TP HCM

One thought on “Cần làm gì khi chó bị đau chân và đi khập khiễng?

  1. Pingback: Giải mã 7 ngôn ngữ cơ thể của mèo qua hành vi thường ngày

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *