Mèo Bị Chảy Máu Mũi: Nguyên Nhân, Phòng Ngừa, Điều Trị

Mèo Bị Chảy Máu Mũi: Nguyên Nhân, Phòng Ngừa, Điều Trị

Không chỉ có ở con người mà đôi khi ở mèo cũng hay gặp phải tình trạng chảy máu mũi, thậm chí máu mũi của mèo cưng còn xịt mạnh ra ngoài mũi khiến chủ nuôi lo lắng. Vậy nguyên nhân mèo chảy máu mũi do đâu? Cách điều trị mèo bị chảy máu mũi như thế nào để giúp mèo cưng nhanh chóng khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Mèo chảy máu mũi phải làm sao?
Mèo chảy máu mũi phải làm sao?

Nguyên nhân mèo bị chảy máu mũi

Mèo bị ngã chảy máu mũi là tình trạng khá phổ biến ở mèo. Một số trường hợp có thể do hệ quả của bệnh đông máu – tình trạng máu không đông được như bình thường. Hoặc mèo ngã chảy máu mũi do vết thương không thấy rõ như rắn cắn hoặc đang gặp các bệnh khác như: 

  • Mèo bị ung thư.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Huyết áp cao.
  • Các khối u phát triển trong mũi.
  • Ăn phải thuốc diệt chuột – loại thuốc này sẽ vô hiệu hóa sự đông máu.
  • Nhiễm trùng miệng.
  • Ký sinh trùng.
  • Chấn thương mũi do va chạm, mèo cắn nhau hoặc do tai nạn.
  • Nhiễm nấm ở mũi do Cryptococcus neoformans.
Mèo chảy máu mũi do bệnh lý
Mèo chảy máu mũi do bệnh lý

Theo nghiên cứu vào năm 2007 của Bissett và cộng sự (Tạp chí của Hiệp hội Y tế Thú y Hoa Kỳ). Xem xét ở 176 trường hợp con mèo bị chảy máu mũi để tìm ra nguyên nhân. Trong số 176 con mèo thì đã tìm thấy 115 trường hợp như sau:

  • 30% có khối u ở mũi.
  • 29% bị chấn thương
  • 17% bị viêm mũi không rõ nguyên nhân (viêm mũi vô căn).
  • 10% có lượng tiểu cầu thấp.
  • 3% bị rối loạn chảy máu bất thường khác.
  • 2% bị cao huyết áp.

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bệnh mèo chảy máu mũi sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Một số trường hợp không được điều trị kịp thời, mèo cưng sẽ có thể chết ngay lập tức do sốc nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán mũi bị chảy máu ở mèo

Việc chẩn đoán mèo hắt xì ra máu sẽ mất khá nhiều thời gian và cần phải thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Đầu tiên, bác sĩ sẽ thực các xét nghiệm để tiến hành phân tích máu nhằm xác định xem tiểu cầu trong máu đang ở mức độ bình thường hay không. 

Xét nghiệm thành phần hóa học máu, công thức máu toàn bộ và phân tích nước tiểu cũng được thực hiện để xem xét tiểu lượng có nằm trong phạm vi bình thường không.

Kiểm tra xương để đề phòng mắc bệnh tủy xương. Bên cạnh đó, để xác định mèo chảy máu mũi có phải do nguyên nhân đông máu không thì bác sĩ thú y sẽ cần phải thực hiện kiểm tra xét nghiệm đông máu cho bé mèo. 

Không những vậy, bác sĩ thú y cần phải thực hiện xét nghiệm tuyến giáp để tìm ra dấu hiệu của chứng sốt phát ban Rocky Mountain. 

Điều trị mèo bị chảy máu mũi

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể khiến mèo chảy máu mũi mà sẽ có cách điều trị khác nhau. 

  • Với nguyên nhân do rối loạn máu đông gây ra tình trạng mèo chảy máu mũi thì cần truyền máu ngay cho mèo cưng. 
  • Nếu do các vấn đề về tiểu cầu gây ra chảy máu mũi, lúc này bác sĩ thú y sẽ kê đơn đầy đủ thuốc kháng viêm prednisone.
Cho mèo uống thuốc kháng viêm
Cho mèo uống thuốc kháng viêm
  • Đối với bệnh truyền nhiễm sẽ được kê đơn thuốc doxycycline khoảng từ 3 – 6 tuần. 
  • Với những bé mèo có khối u phát triển trong tủy xương thì mèo cần được hóa trị hoặc xạ trị. 
  • Trường hợp chảy máu mũi do nhiễm khuẩn thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Nếu như có nấm trong khoang mũi thì có thể sẽ phẫu thuật để loại bỏ một phần nấm trước khi điều trị. Còn với nhiễm nấm bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho các loại nấm cụ thể và cho thuốc nhỏ vào khoang mũi để điều trị.

Chăm sóc mèo tại nhà hiệu quả

Khi gặp phải trường hợp mèo chảy máu mũi nghiêm trọng, lúc này mèo nên được giữ trong chuồng để hạ huyết áp và thúc đẩy máu đông. Có thể sử dụng thuốc xịt mũi (đã được bác sĩ đồng ý) được pha loãng epinephrine để điều trị tạm thời. 

Khi mèo chảy máu mũi nghiêm trọng hãy để mèo nằm yê
Khi mèo chảy máu mũi nghiêm trọng hãy để mèo nằm yê

Với trường hợp mèo đã được điều trị và trở về nhà, đầu tiên nên cho mèo ở nơi mát mẻ, yên tĩnh và tránh tình trạng kích động để ngăn ngừa xuất huyết ở mèo. Ngoài ra, bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn theo dõi một số trường hợp chảy máu nhiều như: mèo trở nên yếu hơn, bất tĩnh hoặc mất một lượng máu quá lớn.

Những lưu ý khi chăm sóc mèo tại nhà

Để đạt được hiệu quả cao và giúp bé mèo nhanh chóng phục hồi thì bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thú ý.
  • Cho mèo cưng uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ.
  • Không thay đổi thuốc và liều lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ thú y, đặc biệt không dùng loại thuốc kháng viêm không chứa steroid cho mèo.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý cho mèo cưng để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp mèo nhanh chóng hồi phục. 
  • Nên cho mèo ăn những loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ, bổ sung vitamin. Với trường hợp mèo cưng chán ăn hay bỏ ăn thì hãy sử dụng một số thức ăn mềm để cho mèo dễ tiêu hóa và hấp thu hơn nhé. 

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm cung cấp protein và hỗ trợ tiêu hóa mà Nutrience cung cấp như: Nutrience Infusion Adult Indoor (kết hợp thịt gà tươi), Nutrience Infusion Healthy Kitten (thịt gà tươi, ngũ cốc nguyên hạt) thức ăn cho mèo con, Nutrience Subzero Canadian Pacific (cá biển cao cấp và rau củ quả tự nhiên).

Thức ăn chứa nhiều protein và hỗ trợ tiêu hóa cho mèo
Thức ăn chứa nhiều protein và hỗ trợ tiêu hóa cho mèo
Thức ăn Maria mackerel with squid in jelly
Thức ăn Maria mackerel with squid in jelly

Hoặc các thức ăn từ thương hiệu Maria như: Maria Chicken with salmon in gravy (gà, thịt gà, cá hồi, dầu cá ngừ và nước sốt thịt), Maria mackerel with squid in jelly (cá thu, mực ống, nước thịt cô đặc, cá luộc).

>> Để được tư vấn kỹ hơn về thức ăn phù hợp cho giống mèo hãy liên hệ Nutrience để được trao đổi chi tiết nhé!

Mẹo nhỏ xử lý nhanh khi mèo chảy máu mũi tại nhà

Với trường hợp mèo chảy máu mũi nhưng chưa kịp đem mèo cưng đến phòng khám thú y thì hãy xử lý mẹo nhỏ sau đây.

  • Trước tiên, bạn cần bình tĩnh và đặt mèo ở nơi thoáng mát và cho mèo nằm yên để tránh kích động. Sau đó an ủi để mèo cưng bình tĩnh hơn rồi sử dụng băng gạc đắp lên đá lạnh, sau đó đem chườm lên đầu của bé mèo. Với nhiệt độ thấp này sẽ giúp làm co mạch máu lại và làm giảm quá trình chảy máu mũi ở mèo. 
  • Bình tĩnh và đưa mèo cưng đến cơ sở thú ý để thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, cách điều trị mèo chảy máu mũi mà bạn có thể áp dụng để thực hiện sao cho phù hợp nhất. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc hay các vấn đề liên quan đến thức ăn cho mèo thì hãy liên hệ Nutrience để được giải đáp chi tiết nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 283/50 CMT8, P.12, Q.10, TP HCM.
  • Email: info@petpro.vn.
  • Điện thoại: 0901.636.696.
  • Website: https://bmpet.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *